Xử lý tuyến trùng hại rễ bằng Vi sinh – Nấm săn tuyến trùng

TUYẾN TRÙNG HẠI RỄ TRÊN THỰC VẬT

    Tuyến trùng là Động vật không xương sống, thuộc ngành Giun tròn. Kích thước cơ thể tuyến trùng rất nhỏ, nhỏ hơn 1mm chỉ quan sát được dưới kính hiền vi. Lần đầu tiên tuyến trùng được phát hiện và mô tả vào năm 1745 bởi nhà khoa học F. Needham, khi ông quan sát hạt lúa mì biến dạng dưới kính hiển vì và thấy những sinh vật như giun đang hoạt động ở những vị trí biến dạng của hạt lúa. Tuyến trùng lần đầu tiên được định danh thuộc loài Anguina tritici.

Nematophagous fungus - Alchetron, The Free Social Encyclopedia

Tuyến trùng trong nông nghiệp chia làm hai loại: tuyến trùng có lợi và tuyến trùng có hại (nhóm tuyến trùng ký sinh thực vật).

Hình thức sinh sản

Đa phần tuyến trùng đều đẻ trứng.

Một con tuyến trùng cái có thể đẻ một hoặc thậm chí cả ngàn trứng được chứa trong túi trứng. Trứng của tuyến trùng có thể “ngủ” từ 1 đến 2 năm khi môi trường bất lợi.

Giới tính của tuyến trùng rất phức tạp, việc hình thành giới tính thường ở cuối giai đoạn của tuyến trùng tuổi 3, một số loài tồn tại chủ yếu là những cá thể lưỡng tính.

 Hình thức ký sinh

Dựa vào hình thức ký sinh người ta chia tuyến trùng thành 3 nhóm:

– Nội ký sinh: bao gồm những tuyến trùng chui vào trong rễ, nằm bên trong và chích hút các tế bào trong rễ.

Hình thức này làm cho các tế bào rễ trương phình, gây ra những nốt sần trên rễ nên người ta còn gọi nhóm tuyến trùng này là tuyến trùng nốt sần.

TUYẾN TRÙNG GÂY BỆNH: CÁCH NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU TRỊ - Tanixa

Parasitic Nematode and their effect on plant | Cropper Agra

– Ngoai ký sinh: tuyến trùng di chuyển bên ngoài môi trường đất và nước, khi cần thiết sẽ sử dụng kim chích hút chích vào rễ nhưng không chui vào bên trong rễ.

Nhóm tuyến trùng này còn được gọi là tuyến trùng gây thối nhũng.

– Bán nội ký sinh: tuyến trùng chui một phần cơ thể (phần đầu) vào bên trong rễ nhưng phần còn lại vẫn ở ngoài môi trường đất.

Nhóm tuyến trùng này cũng gây ra nốt sần cho rễ cây.

Biểu hiện:

Vì tuyến trùng không thể nhìn thấy bằng mắt thường được nên việc phát hiện tuyến trùng gây hại rất khó.

Trong trường hợp tuyến trùng gây nốt sần chúng ta có thể dễ dàng thấy biểu hiện trên rễ có những khối u sần xuất hiện.

Tuy nhiên, ở giai đoạn đào rễ lên và thấy rễ u sần hay thối nhũng thì đã quá muộn.

Chúng ta có thể phát hiện sớm thông qua biểu hiện ban đầu của cây như sau: cây héo úa, còi cọc, thiếu sức sống.

Vì tuyến trùng cản trở sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây nên một số trường hợp ta sẽ thấy lá bị xoắn, vàng lá, rụng lá sớm, chết mầm.

Điều quan trọng là các biểu hiện này không đồng đều trên toàn vườn vì mật số tuyến trùng không phân bố đều.

Tuyến trùng thường không gây chết cây ngay nhưng làm cho cây trồng không thể phát triển bình thường, làm cây thiếu sức sống.

Bên cạnh đó, chúng tạo ra các vết thương trên rễ cây, “mở đường” cho các vi sinh vật có hại khác xâm nhập dễ dàng hơn, khả năng cây bệnh cao hơn.

Ngoài ra, tuyến trùng còn có thể truyền virus gây bệnh cho cây.

  Kết luận:

Tuyến trùng là một nhóm động vật phổ biến và phức tạp, là mối nguy hại lớn, “chủ mưu” mở đường cho nấm bệnh dễ xâm nhập vào cây trồng.

Do đó cần có nhiều biện pháp khống chế và kiểm soát mật độ tuyến trùng ở mức thấp nhất.

Tuy nhiên, với kích thước quá nhỏ, khi gây hại cho cây trồng khó phát hiện sớm được nên việc nghiên cứu về tuyến trùng còn nhiều hạn chế và ít được chú ý tới.

Vì vậy việc phát hiện sớm tuyến trùng và phát triển các phương pháp phòng trừ tuyến trùng hiệu quả là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm hơn.

MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÓP PHẦN TĂNG MẬT ĐỘ TUYẾN TRÙNG

  1. Thâm canh mật độ cao – sử dụng lượng phân bón vô cơ quá lớn ==> mất cân bằng pH ==> khiến pH đất giảm thấp, đất chai hóa
  2. Đất canh tác cây ăn trái, rau củ lạm dụng thuốc BVTV và phân bón gốc axit ==> giảm cơ chất đất ==> đất thoái hóa==> pH giảm thấp
  3. Hiện tượng đất bị xâm nhập mặn, rồi hạ phèn ==> làm pH giảm thấp

==> Tất cả những yếu tố trên tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho tuyến trùng sinh sôi, phát triển và gây hại cho bộ rễ

==> CẦN CHÚ Ý RẰNG: TUYẾN TRÙNG TẠO VẾT THƯƠNG HỞ CƠ GIỚI ==> NẤM GẬY HẠI CÀNG CÓ ĐIỀU KIỆN XÂM NHẬP ĐỂ HẠI RỄ!

 

GIẢI PHÁP VI SINH XỬ LÝ TUYẾN TRÙNG TRONG ĐẤT

1. Sử dụng: Novi Eco No-Nematode 1L
Là tổ hợp vi sinh có lợi, sau khi phát triển ở môi trường tự nhiên, chúng sẽ vây chiếm và tìm bám vào đầu rễ cây, tiết dịch ức chế và tiêu diệt tuyến trùng từ trứng, ấu trùng và tuyến trùng trưởng thành (tuyến trùng nốt sưng và u nang).
Thành phần:

Hướng dẫn sử dụng:
Loại cây trồng Liều lượng(20-50ml/20 lít nước)
Hồ tiêu, Cà phê, Thuốc lá… Tưới đẫm vùng gốc 4 – 5 lít
Cam, Bưởi, Sầu riêng, Thanh long, Chuối, Chè…
Cà rốt, Cà chua, Bắp cải, Đậu tương, Lạc, Ớt… Tưới đều trên mặt luống (liếp).

Lưu ý:

* Sau khi tưới Novi Eco No-Nematode cần giữ ẩm cho đất mới có kết quả tốt.

* Sử dụng 3-4 lần/năm (đầu, giữa, cuối mùa mưa và đầu mùa khô).

* Kết hợp với Chế phẩm ngừa nấm sinh học Novi Eco Bio Fungi CT siêu đậm đặc, Novi Eco Plant Food

– Phục hồi nhanh bộ rễ, tăng cường trao đổi chất;

–  Diệt trừ nấm bệnh hại rễ;

 Tăng đề kháng cho rễ và cây;

– Tìm diệt nhanh và sớm tuyến trùng dưới đất;

2. Sử dụng: Novi Eco Nấm săn tuyến trùng 1kg
Thành phần:

Trichoderma spp: 1×10^6 CFU/g; Độ ẩm: 30% pHH2O: 5;

Phụ gia: Các Axit amin và dịch lên men của 11 chủng vi sinh vật hữu ích: Aspergillus oryzae, Aspergillus terreus, Emericella nidulans, Pseudoeurotium, Mucor plumbeus, Penicillium variabile, Saccharomyces,…

Phụ gia: Tổ hợp nấm hữu ích săn tuyến trùng: Paecilomyces spp, Bacillus subtilis, Actinomycetes spp, Saccharomyces cerevisiae

 

Công dụng:
  • Theo khuyến cáo của các nhà khoa học: Các chủng nấm có trong sản phẩm có khả năng sinh trưởng phát triển rất tốt trong đất, tạo các bẫy sinh học hoặc kí sinh để hút dinh dưỡng của trứng, ấu trùng và tuyến trùng trưởng thành để tiêu diệt chúng nhanh chóng hiệu quả lâu dài. Các chủng vi nấm này phát triển rất tốt và không ảnh hưởng đến giun và các thiên địch có lợi khác.
  • Cải tạo đất, tăng độ mùn và độ tơi xốp cho đất, chống chai hóa do sử dụng phân hóa học thời gian dài
  • Giải độc hữu cơ, hạ phèn, cân bằng pH
Hướng dẫn sử dụng:

Xử lý đất trước khi trồng:

Hòa 1kg với 200 – 300lít nước; đất sau khi làm xong, bón lót phân chuồng và NPK tiến hành phun đẫm dung dịch trên vào hố hoặc mặt luống sau 1 – 3 ngày có thể trồng ngay

Xử lý đất nhiễm tuyến trùng hoặc phòng trên cà phê và hồ tiêu

Hòa 1kg sản phẩm với 200 – 300 lít nước.

Tưới (phun) vào đất ướt đẫm gốc (liếp) xung quanh theo mép tán.

Tưới 2 – 3 lít /gốc. Sử dụng 2 – 3 lần / năm. Nên sử dụng vào đầu và giữa mùa mưa.

Chú ý: Kết hợp xử lý pH đất bằng vôi, lân và sử dụng phân hữu cơ để tăng hiệụ quả sản phẩm.