Xử lý rơm rạ trực tiếp trên đồng ruộng và Ủ phân.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy:
Việc đốt rơm rạ trực tiếp ngay trên đồng ruộng gây tác hại hơn nhiều lần so với việc làm ra phân bón.
Các chất hữu cơ trong rơm rạ và trong đất biến thành các chất vô cơ do nhiệt độ cao.
Đồng ruộng bị khô, chai cứng, một lượng lớn nước bị bốc hơi do nhiệt độ hun đốt trong quá trình cháy rơm rạ.
Quá trình đốt rơm rạ ngoài trời không kiểm soát được lượng dioxid carbon (CO2).
Phát thải vào khí quyển cùng với:
Carbon monoxid CO, khí metan CH4, các oxid nitơ NOx, và một ít dioxid sulfur SO2.
Thực tế, khi đốt rơm rạ sẽ xảy ra sự nhiệt phân không hoàn toàn.
Do đó tạo ra các khí CO, CO2, NO2, SO2, H20. Các chất nhựa bay hơi, các hợp chất chứa Cl
và hàng trăm các hợp chất khác.
Tất cả đều có hại cho sức khỏe con người và tăng mức thải khí nhà kính vào bầu khí quyển.
Với mong muốn giới thiệu rộng rãi ứng dụng của tiến bộ KHKT này đến người sử dụng một cách dễ dàng.
Chúng tôi biên soạn tập tài liệu
“Kỹ thuật sử dụng chế phẩm Novi Eco Phân hủy rơm rạ tại đồng ruộng’’
Để làm tài liệu phục vụ giảng dạy, tập huấn kỹ thuật về:
Chế phẩm Novi Eco và cách sử dụng sản phẩm.
2.1 Xử lý trực tiếp (đối với rơm rạ ngoài đồng ruộng)
Đây là phương pháp được áp dụng đơn giản, hiệu quả mà tất cả các sản phẩm khác cùng chức năng chưa th
ể làm được. Tùy thuộc vào cách thức thu hoạch mà độ dài của cọng rơm, rạ dài
hay ngắn nhưng ta cũng có thể xử lý được theo phương pháp:
Bước 1: Chuẩn bị và phun chế
phẩm
– Chế phẩm Novi Eco Phân hủy rơm rạ 100g
– Bình phun thể tích 16-22 lít nước
– Hoặc trộn với cát, phân rải đều mặt ruộng
– Ruộng rạ: giữ mực nước khoảng 3-5 cm
– Dụng cụ bảo hộ lao động…
– Phun đều lên gốc rạ/rơm trên mặt ruộng
Hiện công ty đang sản xuất và phân phối ra thị trường sản phẩm
Novi Eco Phân hủy rơm rạ với quy cách 100g để tiện cho mục đích sử dụng của từng hộ, từng diện tích cần xử lý.
Để xử lý rơm rạ cho 1 sào Bắc bộ (360 m2) cần lượng chế phẩm khoảng 100g -200g.
Bước 2: Cày vùi rơm rạ
– Sau khi phun chế phẩm xong, cho máy cày vào hoặc trâu bò cày l
ật gốc
rạ, đảm bảo cho rơm rạ được cày vùi kỹ vào đất. Sau đó, cho nước vào ruộng ngập khoảng 1 – 5cm và dùng máy xới tay trục và trạc lại cho bằng phẳng
Bước 3: Hoàn tất quá trình
– Sau đó, để ruộng trống 7-10 ngày rồi cho nước vào sạ lúa bình thường cho vụ mùa kế tiếp.
2.2. Xử lý rơm rạ bằng phương pháp ủ đống
Bước 1: Chuẩn bị
- Chọn nơi ủ cao ráo, tránh xa khu dân cư
– | Novi Eco Phân hủy rơm rạ: | 100g |
– Chất thải thực vật: rơm rạ, thân, lá cây, rau…: | 200-300 kg | |
– | Phân động vật: | 50 kg |
– | Đạm ure, lân: | 0.5 – 1 kg |
– | Vôi bột: | 0.5 – 1 kg |
- Bình phun thể tích 16-18 lít
Bước 2: Tiến hành
Hòa 100g chế phẩm 16-18 lít nước trong bình phun
- Lớp thứ nhất: lần lượt dải các chất thải thực vật (rơm, rạ,..) đã được
làm ẩm (khoảng 250kg); sau đó phủ khoảng 50 kg phân động vật, 250 – 500g đạm ure, lân, 250 – 500 g vôi, sau đó phun đều 5 lít chế phẩm đã được hòa Novi Eco Phân hủy rơm rạ lên bề mặt lớp ủ
- Lớp thứ 2, 3, 4: tương tự như thứ nhất
- Tạo đống ủ thành 4 lớp chồng lên nhau (không quá 1,2 m), sau đó giữ ẩm cho đống ủ bằng cách phun hoặc tưới bổ sung nước. Sau 15 ngày đảo
một lần và kiểm tra để duy trì độ ẩm ở mức 70-80%. Phủ kín đống ủ bằng bạt hoặc nylon.
Cách kiểm tra độ ẩm : lấy một nắm rơm rạ, bóp chặt trong lòng bàn tay, thấy nước khẽ rỉ ra khỏi lòng bàn tay là đạt độ ẩm yêu cầu. Nếu nước rỉ thành giọt lớn thì hạn chế nước trong làn kiểm tra tiếp theo.
Sau 30 đến 60 ngày (phụ thuộc vào loại nguyên liệu ủ) có thể thu sản phẩm phân ủ. Sản phẩm sau ủ này có thể sử dụng làm phân hữu cơ sử dụng cho tất cả các loại cây trồng.
Đây cũng là hình thức dùng để tự sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại chỗ phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ.