Trừ sâu sinh học bằng Nấm xanh Nấm trắng + Bacillus thuringiensis…An toàn bền vững – Chất lượng cao!!!

𝐍𝐚̂́𝐦 𝐗𝐚𝐧𝐡 – 𝐍𝐚̂́𝐦 𝐓𝐫𝐚̆́𝐧𝐠

Là chế phẩm vi sinh Ngăn ngừa sâu hại: chứa các chủng nấm ký sinh:.
+ 𝐍𝐚̂́𝐦 𝐱𝐚𝐧𝐡 (𝐌𝐞𝐭𝐚𝐫𝐡𝐢𝐳𝐢𝐮𝐦)
+ 𝐍𝐚̂́𝐦 𝐭𝐫𝐚̆́𝐧𝐠 (𝐁𝐞𝐚𝐮𝐯𝐞𝐫𝐢𝐚 𝐛𝐚𝐬𝐬𝐢𝐚𝐧𝐚),
Có khả năng phòng trừ và diệt côn trùng, sâu rầy . Không ảnh hưởng con người cũng như môi trường.
————————————————
Khi các chủng nấm kí sinh (Nấm xanh – Nấm trắng) được phun lên cây hoặc tiếp xúc với sâu. Côn trùng thì các bào tử nấm (𝐜𝐨𝐧𝐢𝐝𝐢) bám vào cơ thể xâm nhập qua lớp cutin, xâm nhập qua biểu bì, vào khoang cơ thể sâu côn trùng. Tạo ra các tiểu thể trong huyết tương và gây bệnh cho côn trùng. Các tiểu thể trên, tiêu diệt các tế bào bạch huyết, gây chết cho côn trùng. Cơ thể côn trùng chứa đầy sợi nấm, hình dáng cơ thể không biến dạng, trở nên rắn. Khi đủ độ ẩm, nấm chui khỏi bề mặt cơ thể sâu hại, tạo lớp sợi nấm màu trắng hoặc xanh trên cơ thể sâu. Lớp sợi nấm này lại tạo conidi để tiếp tục lây lan sang các sâu non khác.Thời gian ủ bệnh chừng 2 ngày, côn trùng chết sau 5-7 ngày.
…………………………………….

Bacilus thuringiensis (độc tố BT)

CÓ TÁC DỤNG DIỆT SÂU, RẦY, CÔN TRÙNG CHÍCH HÚT.
Bacillus thuringiensis (BT) là một loại vi khuẩn đất tự nhiên, gây bệnh cho côn trùng gây hại.
Vi Khuẩn BT (Bacilus thuringiensis) nó là dạng tinh thể Protein, gây độc cho trên 150 loại sâu khi ăn trúng độc tố, BT chỉ có tác dụng đối với hệ tiêu hóa (môi trường kiềm) của sâu (sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang..), không gây độc cho người và động vật, côn trùng có lợi khác.
Khi sâu ăn phải độc tố BT (Bacilus thuringiensis) bám trên lá cây vào ruột có môi trường kiềm độc tố sẽ hòa tan phá vỡ màng ruột rồi xâm nhập vào toàn bộ cơ thể, BT tạo ra các protein phản ứng với các tế bào của niêm mạc dạ dày.
Những chất độc (protein) này làm tê liệt hệ thống tiêu hóa của côn trùng, khiến côn trùng ngừng ăn trong vài giờ. Côn trùng nhiễm BT sẽ sống trong vài ngày nhưng sẽ không gây thiệt hại thêm cho cây. Cuối cùng côn trùng sẽ chết vì đói.
Tuy hiệu lực giết sâu của thuốc biểu hiện chậm nhưng ngay sau khi phun thuốc sâu đã ngừng phá hoại. Có tác dụng nhanh với các loại ấu trùng, sâu non. Các côn trùng trưởng thành thành hiệu quả kém hơn và gây chết lâu hơn.
Cơ chế Tác Động
– Bước 1: Xâm nhập vào các ấu trùng của côn trùng qua đường tiêu hóa.
– Bước 2: Protein Bt được hoạt hóa dưới tác động của môi trường kiềm trong ruột côn trùng.
– Bước 3: Chọc thủng ruột giữa gây ra sự tổn thương làm chúng ngừng ăn. Sau đó một vài ngày chúng chết.

Cơ chế tác động của BT

……………….Lưu ý…………………
Vi khuẩn BT có thể sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ 12-40°C, thích hợp nhất là khoảng 27-32°C. Nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh và khô hạn vi khuẩn sinh trưởng kém và mau giảm hiệu lực. nên phun lúc sáng sớm hoặc chiều mát và duy trì độ ẩm thường xuyên cho cây.