Những sâu bệnh hại chính trên cây Ớt – Giải pháp!

 I. Quy trình canh tác

1. Thời vụ trồng ớt:

Ớt có thể trồng được 3 vụ trong năm:
– Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 – 9, thu hoạch từ tháng 12 – 1 dương lịch.
– Vụ chính (Đông Xuân): Gieo hạt tháng 10 – 11, thu hoạch tháng 2-3 dương lịch.
– Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5, thu hoạch 8-9 dương lịch.

2. Giống:

  • Hiện nay, giống ớt được trồng phổ biến: Ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm…
  • Ớt chỉ thiên 108: Dễ tính, không kén đất, không đòi hỏi đầu tư thâm canh, sinh trưởng mạnh kể cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt ngập úng, mùa đông giá lạnh. Khả năng chống chịu sâu, bệnh virus và thán thư rất tốt.
  • Giống ớt mới HB9 và HB14: sinh trưởng khỏe, có khả năng phân nhánh mạnh, cây cao trung bình 60-70 cm, tán lá gọn, màu xanh đậm. Quả dài 14-17 cm, thẳng và đều, trọng lượng trung bình đạt 15g, vỏ nhẵn bóng, thịt dày, khi chín có màu đỏ tươi rất đẹp

Ớt giống chỉ thiên F1 207 trồng trên diện tích đất đó, bởi loại ớt này rất dễ trồng. Chịu hạn tốt phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây, cho năng suất cao, bán được giá..

Hiện nay, một số giống ớt mới đã và đang được chuyển giao và canh tác như:

– Ớt Xiêm Xanh Rừng (Ớt Sẻ, Ớt Rừng). Ớt Chỉ Địa Hàn Quốc. Ớt Ngũ Sắc. Ớt Đậu Đũa (Ớt Dài Khổng Lồ). Ớt Bi.  Ớt Bàn Đào (Ớt Đào Tiên). Ớt Chuông (Ớt Ngọt). Ớt Trinidad Moruga Scorpion. Ớt Naga Viper.

3. Chuẩn bị đất:

  • Cày xới phơi đất kỹ, lên luống cao 20cm, rộng 1m.
  • Bón lót: 100kg vôi 1 tấn phân chuồng, 50kg super lân, 3kg Kali, 2kg Calcium nitrat, 10-15kg phân NPK(16-16-8) cho 1.000m2.
  • Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.

4. Gieo trồng:

  • Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (530C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời,
  • Gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công.
  • Khi cây có từ 4-5 lá thật (30-35 ngày sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng.
  • Có thể trồng theo khoảng cách: 50 x 30 cm hoặc 70 x 60 cm.

5. Chăm sóc

Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay dây ni lông. Giàn giữ cho cây đứng vững, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.

Bón phân: Phân nên chia làm 4 lần bón:
Lần 1: 20 – 25 ngày sau khi trồng: 4kg Urê + 3kg Kali + 10kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat; + phun phân bón lá AT vi sinh sau 3 ngày
Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 6kg Urê + 5kg Kali + 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat. + phun phân bón lá AT vi sinh giàu Kali sau 3 – 5 ngày
Lần 3: Khi bắt đầu thu trái: 6kg Urê + 5kg Kali, 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.

Lần 4: Khi thu hoạch rộ: 4kg Urê + 4kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat. + phun phân bón lá AT vi sinh giàu Kali sau 3 – 5 ngày.

MỘT SỐ SÂU, BỆNH THƯỜNG GẶP

A. BỆNH DO VIRUT
  • Bệnh Khảm ( Mosaic Virus)

phần lá non bị biến dạng,lá nhăn nheo và mất màu diệp lục, lá lổ chổ có từng mãng vàng xanh. Trái nhỏ,quăn queo. Hoa và trái rất dể rụng

Biện pháp

Xữ lý đất bằng cách rắc thuốc sát trùng như Marshal vào bầu đất.

Phun thuốc Karate vào bầu đất, líp ươm và khu vực xung quanh líp ươm để trừ kiến.

Làm mùn che kín toàn bộ líp ươm cây ớt con.

Phun Novi Eco Nano Bạc Đồng super 500ml khi ớt được 2 lá thật và trước khi đem trồng lúc ớt được 5-6 lá tăng đề kháng.

Phun các loại thuốc trừ rầy mềm thường xuyên sau khi đem ra trồng ngoài ruộng.

B. BỆNH DO VI KHUẨN
  • Bệnh Héo Xanh Vi Khuẩn: lá bị héo vào buổi trưa và có thể xanh lại vào buổi sáng. Sau đó cây suy kiệt dần và chết.

Biện pháp:

Hãy nhổ bỏ cây bệnh đem thiêu hủy

Tưới ngay Novi – Bio Fungi 25g + Novi Eco Nano Bạc Đồng super 500mlvới nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cải tạo đất và phun ngừa.

  • Bệnh Đốm Vi Khuẩn (bệnh rụng lá.): Trên lá ớt, vết bệnh có hình tròn hoặc bất định. Điểm dể nhận biết nhất là vết bệnh thường xuất hiện ở rìa lá, có màu xanh nhạt và nhũn ướt
  • Biện pháp:

Hãy nhổ bỏ cây bệnh đem thiêu hủy

Thuốc Novi – Bio Fungi 25g + Novi Eco Nano Bạc Đồng super 500ml cũng rất hay để phòng trừ bệnh này. Hãy phun xịt luân phiên 3-5 ngày/lần. Ngoài ra, một vài loại thuốc trừ vi khuẩn khác được giới thiệu là hiệu quả như Avalon nhưng chúng tôi chưa thử nghiệm.

Cây ớt càng thiếu kali bệnh này càng nặng.

C. BỆNH DO VI NẤM
Bệnh héo cây con
  • Bệnh thường gây hại cây con trong vườn ươm hoặc sau khi trồng khoảng 1-20 ngày tuổi
  • Sau khi cây gãy gục ngay vết bệnh cây bị héo khô hoàn toàn.
  • Cây bị nhiễm nấm bệnh không thể phát triển không cho thu hoạch hoặc có thể cho trái nhưng năng suất rất thấp.
Thán thư hại ớt
  • Vết bệnh lúc đầu là một đốm nhỏ hơi lõm, thường có hình bầu dục hoặc hình thoi, mầu nâu đen hoặc màu vàng trắng bẩn.
  • Bệnh làm giảm chất lượng quả, ảnh hưởng trực tiếp đến cảm quan khiên sản phẩm khó thương mại.
Bệnh thối hạch do nấm
  • Triệu chứng lúc đầu có những sợi nấm trắng sau đó giống bông gòn rồi tạo thành hạch trắng làm quanh gốc thân, rễ, quả.
  • Dinh dưỡng và nước cho cây bị nấm cạnh tranh làm cây héo rũ, chết.
Mốc xám hại ớt do nấm Botrytis cinerea
  • Mô cây nơi bị nhiễm bệnh có màu nâu đen đến đen.
  • Nấm lan nhanh xuống phần dưới, làm phần đọt bị chết và thối khô.
  • Thân cây bị nhiễm nấm bệnh gần như không có thu hoạch.
Đốm trắng lá ớt do nấm Cercospora capsici
  • Bệnh gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ đến lá già ít tấn công trên trái.
  • Vết bệnh lúc đầu nhỏ có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần vết bệnh có màu trắng, viền màu nâu đậm. Bệnh nặng làm cho lá rụng sớm, giảm năng suất, trái nhỏ.
Héo vàng do nấm Fusarium oxysporum
  • Xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn cây con đến khi ra hoa.
  • Triệu chứng điển hình thường thấy ở phần thân gần gốc, có những vết nấm đốm thành mảng trên bề mặt.
  • Cây không hút được nước dẫn đến bị héo vàng, mất năng suất thu hoạch.
Sương mai do nấm Phythopthora capsici
  • Lá có những đốm tròn, xanh đen, thân màu xám đen và trái có màu nâu nhạt, mềm, bị thối.
  • Cây bị nhiễm bệnh bị thối, thân mềm nhũn và không cho thu hoạch.

GIẢI PHÁP

Novi Eco – Giải pháp vi sinh an toàn bền vững cho cây Ớt.

Quy trình phòng trị bệnh trên cây Ớt

Ứng dụng sản phẩm Vi sinh

  1. Xử lý đất:

+ Novi Eco Insect 500g: 1 kg / 360m2

+ Trichoderma Novi Eco 1kg: 2 kg / 360m2

+ Phân chuồng ủ hoai – xử lý vi sinh: 500 kg / 360m2

  1. Khi cây được 3 – 4 lá thì phun phòng lở cổ rễ bằng:

+ Novi Eco Bio Fungi 500ml định kỳ 10 ngày 1 lần.

+ Phun định kỳ Novi Eco Insect 500g để ngăn ngừa côn trùng gây hại

  1. 3. Phòng trừ một số sâu, bệnh chính

3.1. Sâu hại: Sử dụng Novi Eco Insect 500g ngăn ngừa côn trùng gây hại.

3.2. Bệnh hại:

– Bệnh héo xanh vi khuẩn: Ngăn ngừa và tăng sức đề kháng bằng: Phun 7 ngày 1 lần. Định kỳ

+ Novi Eco Nano Bạc Đồng super chai 500ml / 360m2 + Novi Eco Bio Fungi chai 500ml / 360m2.

– Lở cổ rễ chết cây con: Phun phòng định kỳ 15 – 20 ngày một lần cho cây bằng:

+ Novi – Bio Fungi 25g / 360m2 + Novi Eco Đồng Nano 500ml / 360m2.

Trị bệnh: phun 5-7 ngày một lần. Liều lượng: 500ml / 180m2

Vàng lá, sương mai, đốm lá: Phun phòng định kỳ 15 – 20 ngày một lần cho cây bằng:

+ Novi Eco Bio Fungi chai 500ml/ 360m2 + Novi Eco Đồng Nano 500ml / 360m2..

Trị bệnh: phun 5-7 ngày một lần. Liều lượng: 500ml / 180m2

– Thán thư (thối quả hay dân gọi quả bị vá mo): Phun phòng định kỳ 15 – 20 ngày một lần cho cây bằng:

+ Novi Eco Bio Fungi chai 500ml/ 360m2 + Novi Eco Đồng Nano 500ml / 360m2…

Trị bệnh: phun 5-7 ngày một lần. Liều lượng: 500ml / 180m2

– Thối quả, rụng quả: Không do nguyên nhân bệnh lý thì do thiếu hụt dinh dưỡng – bổ sung vi lượng như:

Phun định kỳ 15 – 20 ngày một lần cho cây bằng:

+ Novi Eco Plant Food 500ml / 200-400 lít nước.

Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn xin liên hệ: 0919 14 10 86.

Trân trọng và cảm ơn.