Góp chút công sức – Giảm thiểu Ô nhiễm môi trường bằng việc xử lý rác thải sinh hoạt bằng vi sinh!

Xử lý rác thải hữu cơ hộ gia đình: Biến rác thải thành phân bón?

Trong tình trạng rác thải  đang dồn ứ và những bãi chứa rác đang quá tải.
Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn.
Từ đó cho thấy việc xử lý rác thải hữu cơ hộ gia đình là một tiêu chí quan trọng để đánh gía môi trường nông thôn mới.
Và đó cũng là một hành động hết sức cấp bách.
Vậy, chúng ta cần chú ý điều gì trong quá trình xử lý này?
Vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải đang là thách thức lớn với cá nhân và toàn bộ xã hội. Hiện nay, rác thải hữu cơ hộ gia đình đang chiếm tỷ lệ rất lớn. Có những nơi tới hơn 60% trong tổng lượng rác thải.
Ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Biện pháp giải quyết hiệu quả nhất chính là thực hiện mô hình xử lý rác thải tại hộ gia đình.

Theo tính toán, với tốc độ đô thị hóa như hiện nay. Mỗi năm Hà Nội tăng khoảng 5% khối lượng rác thải. Với tỉ lệ thu gom đạt 100% thì đến năm 2025, khối lượng rác cần xử lý ở Thủ đô là khoảng 8.500 tấn/ngày.

ĐẦU TIÊN – CHÚNG TA CẦN PHÂN LOẠI RÁC

Đầu tiên là rác khi thu gom chúng ta cần phân loại theo nguồn gốc phát sinh:

+ Chất thải thải ra từ các hộ gia đình hay là rác thải sinh hoạt

+ Chất thải từ các các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

Mỗi cách phân loại rác thải này đều có mục đích nhất định nhằm mục đích là phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng, tái chế hay kiểm soát và quản lý chất thải.

***Không phải tất cả các loại rác thải ra môi trường đều ảnh hưởng xấu.

Rác hữu cơ:

Rác thải hữu cơ là loại rác dễ phân hủy và có thể tái chế để đưa vào sử dụng cho việc chăm bón và làm thức ăn cho động vật. Như các loại hoa, lá cây, cỏ không được con người sử dụng sẽ trở thành rác thải trong môi trường.Nó có nguồn gốc từ phần bỏ đi của thực phẩm sau khi lấy đi phần chế biến được thức ăn cho con người; phần thực phẩm thừa hoặc hư hỏng không thể sử dụng cho con người;

Rác tái chế:

Rác thải tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng có thể đưa vào tái chế để được sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho con người. Ví dụ như các loại giấy thải, các loại chai lọ/ hộp/ vỏ lon thực phẩm bỏ đi.

Rác vô cơ: 

Rác thải vô cơ là những loại rác không thể sử dụng được nữa cũng không thể tái chế được. Chỉ có thể đem đi xử lý bằng cách mang ra các khu chôn lấp rác thải. Nó bắt nguồn từ các loại vật liệu xây dựng không thể sử dụng hoặc đã qua sử dụng và bị bỏ đi. Gồm các loại bao bì dùng để  bọc bên ngoài hộp/ chai thực phẩm; các loại túi nilong, bịch đựng, hộp chứa được bỏ đi. Đồ dùng sau khi con người dùng đựng thực phẩm và một số loại vật dụng/ thiết bị trong đời sống hàng ngày của con người.

Những phương án đang được dùng để xử rác thải sinh hoạt

  1. Đốt rác thải rắn è sản xuất năng lượng
  2. Chôn lấp sau khi phân loại rác thải bản
  3. Xử chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện
  4. Xử rác thải sinh hoạt bằng phương phápsinh học
  5. Xử rác thải sinh hoạt bằng giun quế với rác thải hữu

– Đối với khu vực Đô thị.

Mục tiêu quan trọng nhất là hạn chế đốt rác thải gây ô nhiễm môi trường; hạn chế mùi hôi thối bốc ra từ rác thải hữu cơ nên việc ứng dụng vi sinh cho việc ủ rác thải hữu cơ trong các thùng nhựa là phù hợp và đạt mục đích đặt ra.

– Đối với khu vực Nông thôn.

Do lượng rác thải hữu cơ cộng với lượng phụ phế phẩm nông nghiệp rất lớn. Nên việc tận dụng tốt việc ứng dụng vi sinh vào ủ các rác thải và phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón giúp giảm thiểu tình trạng vứt rác và đốt rác thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Tiết kiệm một lượng tài chính không nhỏ do có một lượng phân bón từ ủ rác thải hữa cơ và phụ phẩm nông nghiệp. Khu vực Nông thôn phù hợp với các hố rác dạng xây ngăn chứa hợp lý hơn.

Quy trình Ứng dụng vi sinh – Xử lý rác thải hữu cơ tại nguồn
(Sử dụng cho Thùng rác di động có nắp đậy kín – Hố rác xây dạng ngăn chứa)

  • Xử lý tại hộ gia đình dùng thùng Ủ

Bước 1: Chuẩn bị và phun chế phẩm

Chế phẩm vi sinh Trichoderma Novi Eco BioGreen 100g

– Bình phun thể tích 2-5 lít nước, đục lỗ để phun

– Thùng chứa có nắp đậy kín

– Nước sạch…Phun đều lên mặt rác thải sinh hoạt theo lớp hàng ngày bỏ vào thùng, phun đều vi sinh.

Bước 2: Đậy kín thùng, theo dõi ẩm và nhiệt

– Sau khi phun chế phẩm xong, đậy kín nắp thùng để đảm bảo quá trình sinh nhiệt và phân hủy rác thải hữu cơ tốt hơn.

– Đảm bảo độ ẩm và lượng vi sinh đủ cho thùng.

– Cứ hàng ngày cho rác là phải bổ sung vi sinh.

– Rác thải càng nhiều chất hữu cơ, mô mỡ – chất hữu cơ khó phân hủy – gây mùi – tăng cường phun tưới thêm vi sinh để đảm bảo khả năng phân hủy.

Bước 3: Hoàn tất quá trình

– Sau 30-45 ngày, rác thải được ủ kĩ có thể mang

ra làm phân bón cho cây trồng.

  • Xử lý tại hộ gia đình dùng Hố ủ có nắp đậy
Bước 1: Chuẩn bị và phun chế phẩm

Chế phẩm vi sinh Trichoderma Novi Eco BioGreen 100g

– Bình phun – bình ô doa, thể tích 2-10 lít nước.

– Đào hố có kích thước tầm 120r x 80c x 60d (cm)

– Phủ đáy và thành một lớp nilon để không bị thấm.

– Nước sạch

– Phun đều lên mặt rác thải sinh hoạt theo lớp hàng ngày bỏ vào hố, phun đều vi sinh.

Bước 2: Đậy kín nắp hố, theo dõi ẩm và nhiệt

– Sau khi phun chế phẩm xong, đậy kín nắp hố để đảm bảo quá trình sinh nhiệt và phân hủy rác thải hữu cơ tốt hơn.

– Đảm bảo độ ẩm và lượng vi sinh đủ cho hố.

– Cứ hàng ngày cho rác thải sinh vào là phải bổ sung vi sinh.

– Rác thải càng nhiều chất hữu cơ, xác động vật, mô mỡ – chất hữu cơ khó phân hủy – gây mùi – tăng cường phun tưới thêm vi sinh để đảm bảo khả năng phân hủy.

Bước 3: Hoàn tất quá trình

– Sau 30-45 ngày, rác thải được ủ kĩ có thể mang

ra làm phân bón cho cây trồng.

Liều lượng sử dụng

– Hòa tan 100g chế phẩm vào bình phun (2-5 lít) phun đều và ướt đẫm mặt rác thải hữu cơ.

– Cứ 100g chế phẩm dùng cho:

+ 100-200kg xác lá thực vật khô

+ 50-100kg rác hữu cơ hộ gia đình dạng rác rau củ quả phức tạp hơn, vỏ trái cây đã phơi mềm như vỏ cây có múi (để giảm bớt lượng tinh dầu khó phân hủy)

+ 10-50kg rác hữu cơ hộ gia đình dạng rác thực vật, hữu cơ khó phân hủy hơn như lõi ngô, vỏ trứng…

+ 2-10kg rác hữu cơ hộ gia đình dạng mô động vật – đầu tôm cá – mô mỡ –nhiều lipid- khó phân hủy – gây mùi, rác hữu cơ nguồn gốc khác – nên cần lượng vi sinh cao hơn nhiều lần so với phân hủy xác thực vật – xenlulo thông thường…) tưới – phun đều lên nguyên liệu.

– Khi mới Ủ từ 10-15 ngày nên mở ra kiểm tra độ ẩm và sự phân hủy – để kịp thời bổ sung vi sinh nếu thiếu

Nguyên liệu ủ sẽ được cho vào thùng ủ phân rác, hố rác xây dạng ngăn hoặc ủ theo đống theo luống. Rải từng lớp nguyên liệu rồi phun đều dung dịch Chế phẩm vi sinh đã được khuấy đều lên bề mặt. Lặp lại quá trình cho đến khi hoàn thành. Chú ý đậy kín thùng ủ phân rác.

a. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân rác hữu cơ bao gồm:

Chuẩn bị nguyên liệu làm phân rác

  • Nhiệt độ là 1 trong các yếu tố quan trọng trong quá trình ủ. Nhiệt độ ủ có thể lên đến 60-70 độ C. Với nhiệt độ này, các vi sinh vật hoạt động hiệu quả. Nên cần duy trì trong khoảng ít nhất 3 ngày. Sau tuần đầu tiên thì nhiệt độ sẽ giảm và quá trình ủ chậm lại. Nếu nhiệt độ giảm thì tiến hành đảo trộn.
  • Độ ẩm là một yếu tố cần thiết cho vi sinh vật hoạt động. Cần đảm bảo độ ẩm rác khoảng 40-60%. Nếu khô quá thì thêm nước, nhưng không để bị quá ướt. Kiểm tra độ ẩm của phân bằng cách dùng tay bóp rác. Nếu nước dính chặt và nước rỉ nhẹ qua kẽ tay là được.
  • Tỉ lệ Carbon/Nito trong nguyên liệu phù hợp để quá trình phân hủy nhanh và hiệu quả. Tỉ lệ hợp lí khoảng 25:1.

Bước 3:

Đảo trộn

Khoảng 7-10 ngày thì kiểm tra và đảo trộn trong quá trình ủ. Nhằm cung cấp đầy đủ không khí cho một số chủng vi sinh hiếu khí hoạt động. Đồng thời duy trì nhiệt độ và độ ẩm ổn định của phân ủ.

Bước 4:

Thu nhận sản phẩm phân rác chế biến từ rác

Sau tầm 30-45 ngày hoặc lâu hơn tùy nguyên liệu. Khi các nguyên liệu đã hoai mục, có màu nâu đen, tơi xốp, không mùi hôi. Sau khi ủ, phân đã có thể dùng bón cây trồng. Phân hữu cơ làm từ rác thải có khả năng bổ sung dinh dưỡng và tăng hệ vi sinh vật có ích. Góp phần giúp cây trồng, rau m  àu phát triển mạnh khỏe và tươi sạch.

Chú ý: Những lỗi thường mắc phải trong quá trình Ủ rác hữu cơ hộ gia đình:

I. Lỗi thứ nhất: Ủ rác không ra được phân bón, không ủ được rác

Có nhiều nguyên nhân khiến việc ủ rác thải hữu cơ è không ra được phân bón:

  1. Nguồn rác không đảm bảo yêu cầu (phân loại rác).
  2. Kỹ thuật Ủ không đạt (Thiếu nước hoặc thừa nước – độ ẩm).
  3. Độ kín không đảm bảo (có những sản phẩm vi sinh yêu cầu yếm khí – nên cần kín để ít khí xâm nhập – dễ cho quá trình lên nhiệt, lên men để phân hủy).
  4. Sản phẩm vi sinh chọn chủng loại phù hợp (phù hợp môi trường ủ rác).

II. Lỗi thứ 2: Xuất hiện ấu trùng giòi, mùi hôi khó chịu

Nguyên nhân: Hố ủ/thùng ủ bị ướt. Lượng chế phẩm vi sinh chưa đủ.

Bổ sung thêm: Hiện tượng giòi xuất hiện có thể do nguyên nhân thùng ủ hoặc hố ủ có nặp đậy không kín – ruồi đẻ trứng vào vùng ẩm, tối – rồi thành nhộng và giòi. Khi độ đẩm đủ cao (>60%) và tối è quá trình hình thành giòi càng mạnh.

III. Lỗi thứ 3: Chai men vi sinh bị nhớt

Nguyên nhân: Pha nước men vi sinh để lâu (quá 7 ngày)

Giải pháp: Bổ sung thêm men vi sinh và sử dụng như bình thường, sử dụng hết ngay trong 7 ngày (1 lần pha men vi sinh).

Bổ sung:

1.Hiện tượng bị nhớt chai vi sinh –chỉ xảy ra với nền vi sinh có giá thể gỉ mật mía hoặc trộn thêm môi chất đường chưa đồng hóa mẫu hết.

2. Việc vi sinh để lâu – đa phân gây lắng cặn hoặc nổi váng lên men.

IV. Lỗi thứ 4: Thời gian phân hủy lâu mặc dù đã phân loại đúng rác

Nguyên nhân: Chưa thực hiện xử lý cơ học trước khi đưa rác vào thùng (như băm, chặt, thái nhỏ trước khi cho vào thùng).

Bổ sung:

Thời gian phân hủy còn phụ thuộc thêm vào loại rác hữu cơ.

1.Nếu là xác lá thực vật đơn giản: 30-45 ngày có thể phân hủy

  1. Nếu thực vật cấu trúc xenlulo phức tạp – khó phân hủy như lõi ngô… thì lâu hơn

3. Các thực phẩm thừa có chứa lipit hoặc protein khó phân hủy như vỏ tôm, trứng, mỡ sẽ lâu hơn và cần nhiều vi sinh hơn.

V. Lỗi thứ 5: Mùa hè, thùng ủ rác không hoạt động

Nguyên nhân: Thùng/hố ủ bị quá khô, không đủ ẩm cho men vi sinh hoạt động

Giải pháp: Bổ sung thêm nước để đủ độ ẩm vi sinh vật hoạt động hiệu quả

Kết quả Ủ rác thải thường từ 45-60 ngày sẽ có thành phẩm.

  • Tùy thuộc nguồn gốc rác thải và lượng vi sinh – sẽ có thời gian Ủ ngắn dài khác nhau.

Mọi thông tin cần tư vấn liên hệ: 0919 14 10 86 – Công ty Cổ phần Sinh thái Nông Việt