Cây Gừng – cây dược liệu quan trọng! Cần phòng trừ bệnh như thế nào???
Quy trình canh tác cây Gừng
Gừng là một loại cây trồng rất quan trọng, được dùng làm gia vị và làm thuốc. Trồng gừng thương mại ở Việt Nam phần dùng tiêu thụ trong nước và sản suất khẩu một số lượng nhỏ.
Gừng có tên khoa học là Ginger – Zingiber officinale,: là cây thân rễ thuộc họ Zingiberaceae, và được cho là có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Nó được nhân giống thông qua thân rễ hay còn gọi là củ.
Yêu cầu về khí hậu khi trồng gừng
Gừng phát triển tốt ở vùng có khí hậu nóng ẩm. Nó chủ yếu được trồng ở vùng nhiệt đới. Củ gừng cần có lượng nước tương đối vào thời điểm trồng cho đến khi thân rễ nảy mầm. Cần lượng nước đầy đủ trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây và thời tiết khô ráo trong khoảng một tháng trước khi thu hoạch.
Loại đất thích hợp để trồng gừng
Gừng phát triển tốt nhất ở những loại đất thoát nước tốt như đất thịt pha cát, đất đỏ hoặc đất đá ong. Lý tưởng nhất là đất thịt tơi xốp, giàu mùn. Tuy nhiên, gừng là một cây trồng phá đất (lấy cạn chất dinh dưỡng của đất), vì thế không nên trồng gừng liên tục năm này qua năm khác mà nên luân canh trồng các loại cây khác.
Cây gừng được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới (nhiệt độ trung bình 21 -27 oC, lượng mưa 1.500 -2.500 mm, độ cao đến 1.500 m), có mùa khô ngắn.
Đất thích hợp để trồng gừng phải là đất tốt vì cây có nhu cầu dinh dưỡng tương đối cao (đặc biệt là đạm, sau đó là kali và lân), có pH = 5,5 -6, tầng canh tác dày 20 -40 cm, không bị ngập úng và tơi xốp, nhiều mùn (dùng dao nhọn đâm xuống đất, nếu đâm sâu dễ dàng qua lớp đất mặt là đất tơi xốp; sau đó rút lên, nếu thấy đất có màu sẫm hoặc xám đen bám vào má dao là đất giàu hạt sét, giàu mùn và đủ ẩm).
Gừng là loài ưa sáng nhưng có khả năng chịu rợp nên thường được bố trí trồng xen. Tuy nhiên, dưới tán che 70 -80% thì cây chỉ cho năng suất bằng ½ so với nơi nắng trảng (trên cùng 1 loại đất).
Thời điểm trồng gừng
Bạn có thể bắt đầu trồng gừng vào đầu mùa xuân ( tháng 1, tháng 2) hoặc cuối mùa xuân ( tháng 4-5). Ngoài ra vào thời điểm cuối năm ( tháng 10-11-12) cũng có thể bắt đầu trồng gừng.
Thời gian phát triển, sinh trưởng của gừng đến lúc thu hoạch là 8 – 10 tháng ( tùy từng giống).
Kỹ thuật trồng gừng
1. Ươm gừng giống
Chọn giống: các giống được trồng nhiều hiện nay là gừng Trâu hay gừng Dé (giống địa phương), gừng Lai (Tiền Giang), gừng Tàu (nhập nội) và đặc biệt là giống gừng Nồi (trồng nhiều ở Long An).
Chọn củ gừng giống đã già (gừng cựu, phần thân chính của nhánh gừng hoặc gừng từ đủ 9 tháng tuổi trở lên). Dùng dao cắt hom, mỗi hom có ít nhất 3-4 mắt,cắt nhẵn,chấm tro bếp ngay để hãm nhựa.
Sau cắt hom 4-6 tiếng: ta xếp đều trên các khay, dưới lót bao, trên phủ bao ẩm. Sau 2-3 ngày dùng rơm rác mục sạch phủ kín, tưới ẩm và che kín để khoảng 1-2 tuần. Sau 10-15 ngày các hom gừng nhú mắt, ta có thể đem trồng.
2. Chuẩn bị đất trồng
Đất được cày xới tơi xốp, loại bỏ cỏ dại và rác. Tạo thành luống cao 15cm, rộng 1m và chiều dài tùy theo kích thước khu vườn. Khoảng cách giữa các luống đất ít nhất là 50cm.
Ủ luống đất trước khi trồng hạn chế sâu bệnh và sinh vật gây hại. Kỹ thuật ủ được thực hiện bằng cách phủ hoàn toàn luống đất bằng các tấm polythene và phơi nắng trong thời gian 20-30 ngày trước khi trồng gừng.
- Cách trồng
Trên mỗi luống trồng thành 2 hàng so le nhau, với hàng cách hàng 40 -50 cm và cây cách cây 30 -40 cm. Đặt của gừng giống đã chuẩn bị trước sâu dưới đất 5 -7 cm. Mắt mầm/chồi hướng lên hoặc hướng ngang nếu của giống có nhiều mắt mầm/chồi. Lấy một lớp đất mịn phủ lên rồi ấn chặt tay để đất tiếp xúc tốt với củ, sau đó phủ đất mịn cho bằng mặt luống.
Chăm sóc cây gừng
1. Tưới nước
Tuy gừng là cây ưa nước và ẩm nhưng khả năng chịu úng của cây khá kém. Vì thế cần đảm bảo hệ thống thoáng nước tốt, tránh để nước ứ đọng trong thời gian dài.
Để gừng phát triển và cho năng suất cần phải cung cấp độ ẩm cho đất trong suốt quá trình sinh trưởng. Vào thời điểm mới trồng, mỗi ngày bạn nên tưới 1-2 lần bằng thùng vòi búp sen đều đặn , nếu như trời mưa thì có thể không cần tưới.
Ngưng tưới trước khi thu hoạch củ gừng, sau khoảng thời gian 7-8 tháng kể từ ngày trồng. Đó là thời điểm cây rụng hết lá và sắp được thu hoạch củ.
2. Bón phân
Bón lót: Phân hữu cơ là yếu tố quyết định rất lớn đến năng suất trồng gừng, dùng tro trấu mục, rơm mục: 2 tấn trộn với 2 tấn phân hữu cơ bón cho 1.000 m2 (một sào đất).
Bón thúc: Sau khi trồng từ 20-30 ngày, bón 250-300kg NPK 15-9-17+TE, sau đó bón thúc vào các thời điểm 90-100 ngày và 150-160 ngày sau khi trồng với khối lượng 250kg NPK cho mỗi lần bón cho 1ha .
Những điểm cần lưu ý khi chăm sóc cây gừng
Gừng là loại cây ưa ẩm nhưng không thể chịu được ngập úng. Trong suốt thời gian sinh trưởng.
Lá gừng khi còn non là món ăn khoái khẩu của ốc sên, vì thế muốn bảo vệ những cây gừng thì bạn cần dùng đến thuốc diệt ốc.
Trong quá trình điều trị bệnh cho cây gừng, đặc biệt là những bệnh liên quan đến sâu hại, thối củ. Người nông dân nên hạn chế tưới nước để tránh bệnh lây lan đến những cây gừng đang khỏe.
Củ gừng trong quá trình phát triển sẽ chồi củ lên trên mặt đất, người nông dân nên dùng một lớp đất để phủ lên. Dấu hiệu cho thấy gừng đã già và có thể thu hoạch đó là phần lá rụng đi, lưu ý, thời gian này không nên tưới nước cho gừng.
Gừng trồng theo công nghệ mới để kinh doanh nên hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng. Để củ gừng có điều kiện phát triển tốt nhất thì bạn cần làm sạch cỏ dại, hạn chế sâu bệnh xâm nhập.
Gừng có thể phát triển trong môi trường đất khác nhau. Tuy nhiên nếu trồng gừng trong bóng râm thiếu ánh sáng thì củ sẽ nhỏ và số lượng ít hơn.
SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY GỪNG
- BỆNH
I.1. DO KHUẨN
Bacterial
Héo do vi khuẩn – Ralstonia solanacearum
BỆNH DO NẤM
Thối khô – thối vàng do Fusarium and Pratylenchus complex
Nguyên nhân kết hợp giữa Nấm và Tuyến trùng
BỆNH DO NẤM GIẢ – Oomycete
Thối mềm – Rhizome rot/Soft rot/Pythium rot Pythium aphanidermatum
P. vexans
P. myriotylum
Fusarium sp.
SÂU
Category : Insects
Chinese rose beetle Adoretus sinicus
BỆNH DO TUYẾN TRÙNG HẠI RỄ
Root-knot nematode and Burrowing nematode Meloidogyne spp.
Radopholus similis
QUY TRÌNH
“Ứng dụng chế phẩm sinh học Novi Eco Bio Fungi và phân bón Novi Eco các loại
Chế phẩm vi sinh Trichoderma Novi Eco để phòng trừ sâu – nấm gây bệnh và tuyến trùng gây hại trên Gừng”
-
Công dụng
- Phòng trừ bệnh thối vàng, thối khô, héo khuẩn, thối mềm do một số loại nấm – khuẩn gây ra và diệt trừ tuyến trùng gây hại rễ.
- Ngăn ngừa sâu hại từ trong đất và côn trùng gây hại trong quá trình canh tác.
- Phân giải chất hữu cơ, làm tăng độ mùn trong đất. Làm tăng khả năng miễn dịch cho cây trồng, giúp khai thác tài nguyên nông nghiệp bền vững. Kích thích tăng trưởng rễ, tái tạo rễ.
-
Hướng dẫn sử dụng
TT | Mục đích sử dụng | Liều sử dụng | Cách dùng |
1 |
Phòng bệnh(Thối vàng, thối khô, héo khuẩn, thối mềm) |
1 chai 500ml Novi Eco Bio Fungi + 1 chai Novi Eco Đồng Nano 500ml + Novi Eco Plant Food. Pha với 400 lít nước phun đều trên lá, thân và vùng đất quanh gốc.
Nếu vườn bị tuyến trùng, hoặc có nguy cơ bị tuyến trùng sử dụng Novi Eco Nấm săn tuyến trùng để rắc hoặc tưới gốc |
Phun đều trên lá, thân và tưới gốc; xử lý từ đầu mùa mưa, giữa mùa mưa, cuối mùa mưa và sau thu hoạch. |
2 |
Trị bệnh(Thối vàng, thối khô, héo khuẩn, thối mềm) |
1 chai 500ml Novi Eco Bio Fungi + 1 chai Novi Eco Đồng Nano 500ml + Novi Eco Plant Food 500ml. | Pha với 200 lít nước phun đều trên lá, thân và sục sâu vùng quanh rễ
Phun đẫm vào vùng bị bệnh, phun 2 – 3 lần cách nhau 3 – 5 ngày/lần, sau đó thực hiện như biện pháp phòng bệnh |
3 |
Trị tuyến trùng rễ |
1 gói Novi Eco Nấm săn tuyến trùng 1kg + 500ml Novi Eco Bio Fungi | Pha với 400 lít nước tưới đều vùng quanh rễ
Tưới đẫm vào vùng rễ 2 – 3 lần cách nhau 3 – 5 ngày/lần, sau đó thực hiện như biện pháp phòng bệnh |
4 |
Tăng kích thước củ |
Sử dụng 500ml Novi Eco Plant Food (cung cấp dinh dưỡng nền hữu cơ và vi lượng cho quả) + phân Kali cho 200 lít nước
Chống nấm và tăng nhanh kích thước củ. |
Phun đều và đẫm trên tán lá, thân và đẫm quanh gốc
Phun 1 – 2 lần |
5 |
Bón lót + bón thúc |
Dùng Phân hữu cơ với lượng 2000kg/1000 m2 tùy chất đất, độ tuổi cây. | Rắc đều quanh gốc, vùng dưới tán |
6 |
Các loại côn trùng, sâu hại gây hại |
Sử dụng nấm 3 màu Novi Eco Insect 500g hoặc Novi Mebe plus + BT 30g (tùy diện tích và tuổi cây, mật độ sâu) để hạn chế phát sinh côn trùng gây hại và một số sâu hại | 30g/ bình 16-20 lít nước. 500g cho 200 lít nước tưới, phun đẫm trên tán, mặt dưới lá và vùng gốc (khi cần xử lý hố trồng và trứng sâu hại). Phun tưới 2-3 lần liên tiếp, 3-7 ngày/lần. Sau phun phòng định kỳ theo tháng. |
7 |
Khi bệnh Bùng phát khẩn cấp do nấm khuẩn |
Sử dụng sản phẩm đặc biệt kết hợp với các sản phẩm ở biện pháp trị bệnh nêu trên:
1. Novi Eco Bio Fungi (Vắccin cây trồng) 2. Novi Eco Nano Bạc Đồng – hợp kim |
50ml/bình 16-20 lít nước. Chai 500ml / 200 lít nước. Phun và tưới ướt đẫm tán và vùng gốc dưới tán. Phun tưới 2-3 lần liên tiếp, 3-7 ngày/lần. Sau phun phòng định kỳ theo tháng. Nano Bạc Đồng cần phun riêng. |
Liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN SINH THÁI NÔNG VIỆT
Địa chỉ: Số 17, dãy A4, khu TT Z176, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Hotline: 0919 14 10 86
Website: sinhthainongviet.com